Family visa- qua Anh rồi thì làm gì tiếp
Hôm nay mình sẽ gồng mình viết luôn phần hai cho nó liền mạch cái đề tài tư vấn pháp luật về visa định cư. Phần trước đã nói tới việc làm sao xin được fiancé visa, riêng với những bạn đang còn hạn visa sinh viên và có nhu cầu đăng ký kết hôn tại Anh thì có thể bắt đầu từ bước này.
Ở Anh và xứ Wales cho phép kết hôn từ 16 tuổi trở lên, không được phép đa thê/phu, và không được phép có quan hệ họ hàng. Luật cho phép kết hôn từ tuổi 16 là tiền lệ từ thời rất xa xưa. Nếu ai có đọc bài mình viết về chiếc áo thụng (gown) thì sẽ biết việc nước Anh những năm 50-60 của thế kỷ trước rất ít người đi học đại học. Thậm chí việc có bằng tú tài Anh A-level cũng là hiếm hoi. Đa số người dân Anh nếu học được tới bậc O-level (GCSE theo tên gọi bây giờ) thuộc loại khá và đã đầy đủ kiến thức phổ thông. Thi xong O-level coi như đã tốt nghiệp phổ thông trung học và có thể đi làm. Vì trẻ con ở Anh đi học lớp 1 lúc 5 tuổi nên khi học xong O-level sẽ ở độ tuổi khoản 16. Lúc đó có thể coi như người trưởng thành tự có trách nhiệm với bản thân. Vì vậy bây giờ vẫn còn có rất nhiều trường chị dạy tới hết bậc O-level (GCSE) mà không dạy A-level.
Quay lại vấn đề visa, để kết hôn cần có các thủ tục sau.
🖍Thứ nhất là phải có một cuộc hẹn với phòng tư pháp thành phố- Registry office. Cuộc hẹn này gọi là để thể hiện ý định muốn kết hôn- To give notice of intention of marriage. Đặt cuộc hẹn này phải đặt từ lúc làm thủ tục visa fiancé ở Việt Nam, phí khoản £70-£80 gì đó. Nếu visa bị chậm trễ thì có thể liên lạc để thay đổi ngày. Kết hôn với người nước ngoài thì thường là thành phố tương đối lớn mới có phòng tư pháp có đủ khả năng này.
🖍Thứ hai là phải chuẩn bị các giấy tờ như passport của cả hai, bằng chứng về địa chỉ. Nếu một trong hai người đã kết hôn trước đây thì cần phải có bằng chứng ly dị như decree absolute hoặc final order, hoặc giấy chứng tử nếu người bạn đời trước đây đã qua đời. Trước đây còn yêu cầu giấy chứng nhận không bị cản trở hôn nhân CNI- Certificate of no impediment. Tuy nhiên bây giờ quản lý dữ liệu của người Anh bằng kỹ thuật số nên không cần xin giấy này nữa. Với các bạn ở Việt Nam có fiancé visa thì chỉ cần mang passport có visa bên trong, không cần giấy gì nữa vì lúc xét visa mấy bước trên họ đã kiểm tra rồi.
🖍Thứ ba là bạn phải chuẩn bị chỗ làm đám cưới. Ý ở đây là nơi tổ chức đám cưới phải có giấy phép. Ở Anh bạn có thể làm đám cưới ở đâu cũng được, làm ở toà thị chính, ở nhà thờ, chùa, đền thờ Hồi Giáo, Do Thái Giáo, lâu đài, điền trang, khách sạn. Chỗ nào cũng được miễn là chỗ đó có giấy phép làm đám cưới. Ngoài ra bạn cũng phải quyết định luôn không được thay đổi vì nếu muốn thay đổi địa điểm sẽ phải tốn tiền làm một cuộc hẹn khác.
🖍Ngoài ra mình lưu ý thêm là sau khi đến Anh hình như một tuần hoặc 10 ngày thì mới được ra phòng tư pháp, và phải ở liên tục tại một địa chỉ cố định trong suốt thời gian mới đến Anh. Thông tin này người ta sẽ ghi cụ thể trong email cũng như các giấy tờ cần mang theo đến cuộc hẹn. Nếu người ta không ghi cần phải ở bao nhiêu ngày thì nhớ email hoặc gọi điện cho chắc. Vì kết hôn với người nước ngoài yêu cầu có một thời gian tối thiểu lưu trú ở Anh. Một số người làm phòng tư pháp họ cũng không nắm rõ đâu. Bạn nên gọi điện cho chắc để khỏi mất công đi lại.
🌹Đến cuộc hẹn với phòng tư pháp thì sẽ làm gì?🧐
🍁Khi đến phòng tư pháp thành phố thì trước tiên họ sẽ kiểm tra giấy tờ, săm soi cái visa bằng kính lúp xem đồ thiệt hay đồ giả. Sau đó họ sẽ phỏng vấn từng người riêng, người kia phải ra ngoài chờ. Tuỳ người phỏng vấn nhưng đại loại họ sẽ hỏi một số thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, một số thông tin chung khác như công việc, làm sao gặp nhau, hôn nhân có tự nguyện hay do sắp đặt v.v. Họ sẽ không đi vào vấn đề riêng tư như người kia ngủ có ngáy to không?😴 hay là người kia có thói xấu gì không?🤯 Nói chung hoàn toàn không drama giống như phim Mỹ.
🍁Sau khi phỏng vấn từng người họ sẽ gọi hai người vào cùng xác nhận địa điểm sẽ làm đám cưới, ký tên vào một số giấy tờ. Thông thường 28 ngày sau họ sẽ cấp cho bạn một cái giấy gọi là giấy cho phép được làm đám cưới- Certificate for marriage. Trong 28 ngày trên họ sẽ đăng thông tin của bạn lên website và màn hình phòng tư pháp xem có ai phản đối cuộc hôn nhân này không. Một số bạn có visa sinh viên thì thủ tục cấp phép này có thể kéo dài đến 70 ngày nếu Bộ nội vụ phải kiểm tra thêm. Có thể bạn phải đến phòng tư pháp để lấy giấy này hoặc người ta sẽ gởi thẳng đến nơi bạn làm đám cưới tuỳ vào địa điểm bạn chọn. Giấy này có hiệu lực trong vòng 1 năm.
🍁Sau khi có cái certificate for marriage thì bạn có thể liên lạc với nơi bạn muốn làm đám cưới, đóng các thứ phí cần thiết và tiến hành làm đám cưới. Thường là bộ nội vụ họ đã có liên lạc với những nơi này trước rồi và đã thông báo cho họ biết việc bạn muốn kết hôn. Nếu làm đám cưới ở toà thị chính thì tương đối đơn giản. Tuy nhiên nếu làm ở nhà thờ, đền, chùa, lâu đài, nhà hàng thì phải mất thời gian chuẩn bị hơn. Ở Anh bạn muốn làm đám cưới chỗ nào thì người nhân viên tư pháp- Registrar sẽ đến chỗ đó làm cho bạn, chỉ mất phí thôi. Hôm nào mình sẽ viết về chủ đề làm đám cưới, sẽ thú vị hơn chủ đề visa rất nhiều.
🌺Bài viết cũng đã khá dài, kỳ 3 mình sẽ viết về việc làm sao qua cửa ải cuối cùng để có cái Family visa. Thủ tục đám cưới ở Scotland và bắc Ireland sẽ khác ở England và xứ Wales. Mình chỉ chuyên trị England thôi, bài về mấy chỗ khác thì phải một bạn khác viết mới chính xác.
(À quên nói đến vấn đề Anh cho phép kết hôn đồng giới nên thủ tục cho những bạn LGBT thì cũng tương tự như trên)
Nguồn: Ha Nguyen
Hôm nay mình sẽ gồng mình viết luôn phần hai cho nó liền mạch cái đề tài tư vấn pháp luật về visa định cư. Phần trước đã nói tới việc làm sao xin được fiancé visa, riêng với những bạn đang còn hạn visa sinh viên và có nhu cầu đăng ký kết hôn tại Anh thì có thể bắt đầu từ bước này.
Ở Anh và xứ Wales cho phép kết hôn từ 16 tuổi trở lên, không được phép đa thê/phu, và không được phép có quan hệ họ hàng. Luật cho phép kết hôn từ tuổi 16 là tiền lệ từ thời rất xa xưa. Nếu ai có đọc bài mình viết về chiếc áo thụng (gown) thì sẽ biết việc nước Anh những năm 50-60 của thế kỷ trước rất ít người đi học đại học. Thậm chí việc có bằng tú tài Anh A-level cũng là hiếm hoi. Đa số người dân Anh nếu học được tới bậc O-level (GCSE theo tên gọi bây giờ) thuộc loại khá và đã đầy đủ kiến thức phổ thông. Thi xong O-level coi như đã tốt nghiệp phổ thông trung học và có thể đi làm. Vì trẻ con ở Anh đi học lớp 1 lúc 5 tuổi nên khi học xong O-level sẽ ở độ tuổi khoản 16. Lúc đó có thể coi như người trưởng thành tự có trách nhiệm với bản thân. Vì vậy bây giờ vẫn còn có rất nhiều trường chị dạy tới hết bậc O-level (GCSE) mà không dạy A-level.
Quay lại vấn đề visa, để kết hôn cần có các thủ tục sau.
🖍Thứ nhất là phải có một cuộc hẹn với phòng tư pháp thành phố- Registry office. Cuộc hẹn này gọi là để thể hiện ý định muốn kết hôn- To give notice of intention of marriage. Đặt cuộc hẹn này phải đặt từ lúc làm thủ tục visa fiancé ở Việt Nam, phí khoản £70-£80 gì đó. Nếu visa bị chậm trễ thì có thể liên lạc để thay đổi ngày. Kết hôn với người nước ngoài thì thường là thành phố tương đối lớn mới có phòng tư pháp có đủ khả năng này.
🖍Thứ hai là phải chuẩn bị các giấy tờ như passport của cả hai, bằng chứng về địa chỉ. Nếu một trong hai người đã kết hôn trước đây thì cần phải có bằng chứng ly dị như decree absolute hoặc final order, hoặc giấy chứng tử nếu người bạn đời trước đây đã qua đời. Trước đây còn yêu cầu giấy chứng nhận không bị cản trở hôn nhân CNI- Certificate of no impediment. Tuy nhiên bây giờ quản lý dữ liệu của người Anh bằng kỹ thuật số nên không cần xin giấy này nữa. Với các bạn ở Việt Nam có fiancé visa thì chỉ cần mang passport có visa bên trong, không cần giấy gì nữa vì lúc xét visa mấy bước trên họ đã kiểm tra rồi.
🖍Thứ ba là bạn phải chuẩn bị chỗ làm đám cưới. Ý ở đây là nơi tổ chức đám cưới phải có giấy phép. Ở Anh bạn có thể làm đám cưới ở đâu cũng được, làm ở toà thị chính, ở nhà thờ, chùa, đền thờ Hồi Giáo, Do Thái Giáo, lâu đài, điền trang, khách sạn. Chỗ nào cũng được miễn là chỗ đó có giấy phép làm đám cưới. Ngoài ra bạn cũng phải quyết định luôn không được thay đổi vì nếu muốn thay đổi địa điểm sẽ phải tốn tiền làm một cuộc hẹn khác.
🖍Ngoài ra mình lưu ý thêm là sau khi đến Anh hình như một tuần hoặc 10 ngày thì mới được ra phòng tư pháp, và phải ở liên tục tại một địa chỉ cố định trong suốt thời gian mới đến Anh. Thông tin này người ta sẽ ghi cụ thể trong email cũng như các giấy tờ cần mang theo đến cuộc hẹn. Nếu người ta không ghi cần phải ở bao nhiêu ngày thì nhớ email hoặc gọi điện cho chắc. Vì kết hôn với người nước ngoài yêu cầu có một thời gian tối thiểu lưu trú ở Anh. Một số người làm phòng tư pháp họ cũng không nắm rõ đâu. Bạn nên gọi điện cho chắc để khỏi mất công đi lại.
🌹Đến cuộc hẹn với phòng tư pháp thì sẽ làm gì?🧐
🍁Khi đến phòng tư pháp thành phố thì trước tiên họ sẽ kiểm tra giấy tờ, săm soi cái visa bằng kính lúp xem đồ thiệt hay đồ giả. Sau đó họ sẽ phỏng vấn từng người riêng, người kia phải ra ngoài chờ. Tuỳ người phỏng vấn nhưng đại loại họ sẽ hỏi một số thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, một số thông tin chung khác như công việc, làm sao gặp nhau, hôn nhân có tự nguyện hay do sắp đặt v.v. Họ sẽ không đi vào vấn đề riêng tư như người kia ngủ có ngáy to không?😴 hay là người kia có thói xấu gì không?🤯 Nói chung hoàn toàn không drama giống như phim Mỹ.
🍁Sau khi phỏng vấn từng người họ sẽ gọi hai người vào cùng xác nhận địa điểm sẽ làm đám cưới, ký tên vào một số giấy tờ. Thông thường 28 ngày sau họ sẽ cấp cho bạn một cái giấy gọi là giấy cho phép được làm đám cưới- Certificate for marriage. Trong 28 ngày trên họ sẽ đăng thông tin của bạn lên website và màn hình phòng tư pháp xem có ai phản đối cuộc hôn nhân này không. Một số bạn có visa sinh viên thì thủ tục cấp phép này có thể kéo dài đến 70 ngày nếu Bộ nội vụ phải kiểm tra thêm. Có thể bạn phải đến phòng tư pháp để lấy giấy này hoặc người ta sẽ gởi thẳng đến nơi bạn làm đám cưới tuỳ vào địa điểm bạn chọn. Giấy này có hiệu lực trong vòng 1 năm.
🍁Sau khi có cái certificate for marriage thì bạn có thể liên lạc với nơi bạn muốn làm đám cưới, đóng các thứ phí cần thiết và tiến hành làm đám cưới. Thường là bộ nội vụ họ đã có liên lạc với những nơi này trước rồi và đã thông báo cho họ biết việc bạn muốn kết hôn. Nếu làm đám cưới ở toà thị chính thì tương đối đơn giản. Tuy nhiên nếu làm ở nhà thờ, đền, chùa, lâu đài, nhà hàng thì phải mất thời gian chuẩn bị hơn. Ở Anh bạn muốn làm đám cưới chỗ nào thì người nhân viên tư pháp- Registrar sẽ đến chỗ đó làm cho bạn, chỉ mất phí thôi. Hôm nào mình sẽ viết về chủ đề làm đám cưới, sẽ thú vị hơn chủ đề visa rất nhiều.
🌺Bài viết cũng đã khá dài, kỳ 3 mình sẽ viết về việc làm sao qua cửa ải cuối cùng để có cái Family visa. Thủ tục đám cưới ở Scotland và bắc Ireland sẽ khác ở England và xứ Wales. Mình chỉ chuyên trị England thôi, bài về mấy chỗ khác thì phải một bạn khác viết mới chính xác.
(À quên nói đến vấn đề Anh cho phép kết hôn đồng giới nên thủ tục cho những bạn LGBT thì cũng tương tự như trên)
Nguồn: Ha Nguyen