Giải quyết mọi khó khăn khi làm visa Pháp
Nếu bạn đã từng tự túc làm visa Pháp bạn sẽ biết được mức độ khó khăn khi thực hiện việc này. Có nhiều bạn đã liên hệ với chúng tôi kể về việc mất nhiều công sức như thế nào, mất nhiều thời gian ra sao trong bước hành trình đầu tiên để chinh phục nước Pháp. Chính vì vậy nội dung bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến những khó khăn bạn thường gặp và giải pháp giải quyết vấn đề của bạn khi xin visa Pháp nhé. Nào chúng ta cùng theo dõi.
1. Khó khăn trong tìm kiếm thông tin làm visa Pháp
1.1. Không xác định được những loại giấy tờ trong hồ sơ làm visa Pháp
Bạn nỗ lực tìm kiếm thông tin nhưng bạn vẫn chưa xác định được chính xác những loại giấy tờ cần phải chuẩn bị cho hồ sơ làm visa Pháp. Có quá nhiều thông tin và thậm chí chúng còn không trùng khớp nhau khiến bạn không thể tự thẩm định được.
Để giải quyết vấn đề này của bạn trước tiên bạn cần xác định xem đối tượng bắt buộc phải xin visa Pháp là gi? Nếu thuộc trong những trường hợp đó thì bạn tiếp tục căn cứ vào mục đích chuyến đi để lựa chọn loại visa phù hợp. Cuối cùng bạn hãy tham khảo link dưới đây để biết chắc về những loại giấy tờ trong hồ sơ xin visa bạn cần phải có nhé:
Khi bạn chuẩn bị hồ sơ hãy chắc chắn mọi thứ đều là hồ sơ gốc, không bị giả mạo, không chỉnh sửa và không gian dối. Khi giấy tờ làm giả bị phát hiện, ngay lập tức hồ sơ của bạn sẽ bị trượt. Kết quả này còn làm ảnh hưởng đến việc xin visa Pháp của bạn sau này.
1.2. Không xác định được các bước thực hiện xin visa Pháp
Muốn xin visa thành công bạn không chỉ cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hồ sơ mà bạn cần nắm rõ thủ tục xin visa một cách rõ ràng. Bạn chỉ cần làm sai 1 bước lập tức chúng ta mất nhiều công sức và thời gian để làm lại. Thậm chí trường hợp xấu còn bị từ chối hồ sơ hoặc trượt visa.
Các bước xin visa Pháp được cập nhật mới nhất năm 2020 như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ và sắp xếp hồ sơ theo đúng quy định
Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ.
Bước 3: Nộp hồ sơ và lệ phí
Bước 4: Trả lời phỏng vấn (nếu được yêu cầu)
Bước 5: Theo dõi tình trạng duyệt hồ sơ
Bước 6: Nhận kết quả
Nếu bạn xin visa Pháp tự túc cần chú ý tất cả những bước trên đây. Trong quá trình xét duyệt hồ sơ nếu Đại sứ quán yêu cầu bạn bổ sung hồ sơ hoặc trả lời phỏng vấn bạn cần phối hợp thực hiện một cách nhanh chóng.
2. Khó khăn trong kê khai, chuẩn bị hồ sơ
2.1. Khó khăn về hộ chiếu
Nếu bạn rơi và trường hợp hộ chiếu trắng là hộ chiếu mới được cấp hoặc hộ chiếu chưa từng nhập cảnh vào quốc gia nào thì Đại sứ quán sẽ ngờ mục đích nhập cảnh của bạn. Trong trường hợp này bạn hãy sử dụng giấy tờ khác để khẳng định với họ. Ví dụ giấy tờ chứng minh tài chính, công việc, mối liên hệ nhân thân tại Việt Nam…
Nếu bạn rơi vào trường hợp hộ chiếu còn thời hạn dưới 6 tháng hoặc hộ chiếu hết hạn thì hiển nhiên hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối. Do đó trước khi xin visa Pháp bạn cần kiểm tra và làm lại hộ chiếu nếu cần thiết.
Hãy chắc chắn hộ chiếu của bạn còn hạn theo quy định, còn ít nhất 2 trang trắng. Nếu bạn có hộ chiếu cũ đã từng nhập cảnh vào các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu… bạn nên mang theo khi nộp hồ sơ xin visa.
2.2. Khó khăn khi điền tờ khai
Khi xin visa bất kỳ nước nào thì việc điền tờ khai luôn đòi hỏi tính chính xác, tỉ mỉ và nhiều quy định kèm theo nhất. Visa Pháp cũng vậy bất kì một thông tin sai lệch, thiếu sót nào cũng làm ảnh hưởng đến kết quả, thậm chí dễ dẫn đến trượt visa.
Khi điền từ khai bạn nên lưu ý:
- Trả lời đầy đủ các câu hỏi để tránh tình trạng khai thiếu thông tin. Ngoài ra thông tin cá nhân phải được khai trùng khớp với tờ khai nếu không bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình xét duyệt.
- Tờ khai điền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nên nếu bạn không tự tin vì trình độ ngoại ngữ của mình hãy tìm sự hỗ trợ từ các đơn vị dịch thuật.
- Điền thông tin trên tờ khai trực tuyến cần thực hiện liên tục vì nếu không hệ thống bị out bạn sẽ phải điền lại từ đầu.
2.3. Không chứng minh được khả năng tài chính
Chứng minh tài chính là một phần quan trọng của khi chuẩn bị hồ sơ xin visa Pháp. Chắc chắn không một đất nước nào chấp nhận việc bạn đến nước họ mà không đủ khả năng chi trả chi phí ở đây.
Thực tế cho thấy có rất nhiều bạn có khả năng tài chính nhưng không chứng minh được bằng giấy tờ hoặc giấy tờ không hợp lệ. Bên cạnh đó bạn cũng đừng nghĩ chứng minh tài chính không cần nhiều giấy tờ vì không cần thiết. Hãy nộp đủ các loại giấy tờ như sao kê tài khoản ngân hàng, giấy tờ sở hữu xe ô tô, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm… Những giấy tờ này cần được sao, công chứng hoặc nộp bản gốc theo quy định.
2.4. Không chứng minh được mục đích chuyến đi
Chứng minh mục đích chuyến đi rõ ràng là căn cứ đảm bảo bạn đến Pháp không phải là để trốn ở lại. Bạn làm hồ sơ xin loại visa nào thì sẽ có yêu cầu cụ thể chứng minh mục đích chuyến đi đó, ví dụ:
- Nếu đi du lịch bạn làm lịch trình trùng với booking khách sạn, vé máy bay.Bạn nên chọn dịch vụ đặt vé máy bay hay khách sạn mà không cần phải trả phí trước để đề phòng trường hợp rủi ro.
- Nếu bạn đi công tác bạn cần có giấy mời hoặc lệnh điều động được doanh nghiệp/công ty/đơn vị tại Việt Nam hoặc Pháp xác nhận và khẳng định được độ tin cậy.
- Nếu bạn thăm thân nhân thì bắt buộc bạn phải chứng minh được quan hệ họ hàng, người thân… tại Pháp thông qua giấy tờ tùy thân chứng minh quan hệ, email tin nhắn, ảnh chụp chung…. Những giấy tờ này phải hiển thị được thông tin ngày tháng trước đó càng lâu càng tốt.
2.5. Không chứng minh được mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam
Bạn cần phải cung cấp giấy tờ chứng minh mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam để chắc chắn bạn phải quay trở về khi kết thúc chuyến đi. Trong trường hợp bạn còn quá trẻ, bạn chưa kết hôn và bạn chưa có con bạn cần chứng minh quan hệ với bố mẹ đang ở nước ta.
Bên cạnh đó bạn cần chứng minh thêm về công việc hiện tại có thu nhập ổn định. Hoặc tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất của bạn tại Việt Nam. Có như vậy việc xin visa Pháp của bạn mới dễ dàng được chấp thuận.
3. Khó khăn khi trả lời phỏng vấn làm visa Pháp
Chúng ta đã biết không phải trường hợp nào Đại sứ quán Pháp cũng yêu cầu phỏng vấn khi xét duyệt hồ sơ xin visa. Vì vậy mà không ít bạn khi nhận được hẹn phỏng vấn thường gặp vấn đề tâm lý lớn. Do vậy bạn lúng túng khi trả lời những câu hỏi được nhận.
Trong trường hợp này chúng tôi đưa ra một số lời khuyên cho bạn như sau:
- Chủ động về thời gian và địa điểm phỏng vấn và đến trước giờ để không bị quá hồi hộp.
- Chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ đầy đủ và ghi nhớ thông tin đã khai như hồ sơ bạn đã nộp. Khi trả lời phỏng vấn bắt buộc bạn phải đưa ra thông tin có liên quan trùng khớp.
- Chuẩn bị trước một số câu hỏi về mục đích chuyến đi, thông tin cá nhân, thông tin gia đình người tân tại Việt Nam và tại Pháp, khả năng tài chính, công việc hiện tại… Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có câu trả lời mạch lạc, tự tin và thông tin đưa ra là trung thực.
- Khi nhận được câu hỏi hãy trả lời một cách tự tin, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung người phỏng vấn yêu cầu. Nếu bạn nghe không rõ câu hỏi hãy yêu cầu người phỏng vấn nhắc lại. Đừng cố trả lời sai với nội dung họp đề ra cho bạn.
- Hơn hết bạn hãy nêu rõ mục đích chuyến đi, chứng minh khả năng tài chính và công việc có mức thu nhập tốt tại Việt Nam. Bạn cũng cần khẳng định mối quan hệ ràng buộc với thân nhân khiến bạn chắc chắn sẽ trở lại Việt Nam sau khi đến Pháp.
Điều quan trọng nhất trong trả lời phỏng vấn là giữ tâm lý tự tin, vững vàng. Hãy mỉm cười, không căng thẳng. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn có một cuộc phỏng vấn như mong muốn.